Tìm lời giải cho vấn nạn rác thải nhựa
Rác thải nhựa – vấn nạn chung của Việt Nam và thế giới
Theo thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa. Trong đó, 0,28 – 0,73 triệu tấn rác bị thải ra biển, tương đương gần 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới. Việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa hiện được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ 10% là được tái chế.
Rác thải nhựa không xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí và môi trường. Khi xử lý bằng cách chôn lấp, rác thải nhựa ngăn cản quá trình giữ nước, dinh dưỡng của đất, ảnh hưởng tới quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng.
Hơn nữa, rác thải nhựa có thể làm ô nhiễm nguồn nước hay đất, gây ra cái chết của các vi sinh vật có lợi cho cây ở dưới lòng đất. Rác thải nhựa có thể tồn tại tới hàng trăm nghìn năm, dần dần làm thay đổi tính chất vật lý của đất, cản trở sự sinh trưởng của các loài động, thực vật…
Tuần hoàn nhựa – “chìa khóa” góp phần xử lý vấn đề rác thải nhựa, đóng góp cho một tương lai bền vững
Một trong những trụ cột “giải pháp xanh” cho nền kinh tế tuần hoàn chính là tái chế rác thải hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hàng loạt văn bản nhằm tăng cường quản lý chất thải, tái sử dụng, tái chế, trong đó, phải kể đến Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; Quyết định số 1746/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã đưa ra quy định trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR)From: nhà cái casino online. Theo đó, nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải và tái chế bao bì, sản phẩm. Tuy vậy, đây là đề bài không dễ tìm lời giải.
Việc tái chế nhựa đòi hỏi sự đầu tư không nhỏ về công nghệ, nhân lực và tài chính. Ngay cả khi doanh nghiệp có đủ khả năng trong việc thu gom, xử lý và tái chế bao bì sản phẩm thì một sản phẩm tái chế thường có giá thành cao hơn 25-30% so với sản phẩm nhựa thông thường. Đây là bài toán nan giải với doanh nghiệp.
Thực trạng này đặt ra yêu cầu về một sân chơi để các doanh nghiệp có thể cọ xát và học hỏi từ những người tiên phong. Từ đó, mô hình tuần hoàn nhựa mới có thể được áp dụng sâu rộng, mang đến tác động bền vững cho môi trường, xã hội.
Lời giải từ chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024″
Thấu hiểu thực trạng và vấn đề trên, chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” được tổ chức với sự phối hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Unilever Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Anh BritCham, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF), Đại sứ quán Anh và Ngân hàng Standard Chartered. Chương trình hướng đến mục tiêu tìm ra các sáng kiến đổi mới sáng tạo hướng tới hoàn thiện mô hình kinh tế tuần hoàn nhựa và tập trung vào khâu thu gom tái chế rác thải nhựa.
Chương trình diễn ra trong 5 tháng, từ tháng 4 đến tháng 8/2024, với các vòng sàng lọc, tuyển chọn, đào tạo và chung kết. Đối tượng tham gia cuộc thi là các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có sản phẩm hoặc dịch vụ, công nghệ trong lĩnh vực thu gom, và tái chế chất thải nhựa.From: web game casino
Các đội thi đều được tham gia các khóa đào tạo hữu ích từ chương trình. Các đội thi vào chung cuộc sẽ được quảng bá bởi mạng lưới các đơn vị truyền thông cũng như nhận được sự hỗ trợ nâng cao năng lực từ các chuyên gia trong lĩnh vực tái chế, đầu tư bền vững và công nghệ.
Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” được kỳ vọng sẽ trở thành vườn ươm cho nhiều giải pháp sáng tạo, thúc đẩy hiệu quả kinh tế tuần hoàn nhựa. Với ý nghĩa thiết thực và mức độ lan tỏa sâu rộng khi được triển khai dài hạn, chương trình hứa hẹn mang đến nguồn cảm hứng cho nhiều sáng kiến tương tự, góp phần vẽ nên bức tranh về một tương lai xanh cho Việt Nam.