Nhiều người trẻ bị cơ xương khớp, đau vai gáy vì thói quen này
Ngày 16/5, tại hội thảo Cập nhật những ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và robot trong phục hồi chức năng, PGS.TS Lê Mạnh Cường, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Học Viện Y học Cổ truyền Trung ương) cho biết, bệnh về xương khớp không chỉ ở người già, mà ngày càng trẻ hóa. Nhiều bạn trẻ đã phải đi viện khám, phục hồi chức năng vì đau vai gáy, đau cột sống, xương khớp…
Chuyên gia này cho biết, lối sống thay đổi, áp lực công việc ngày càng cao, sử dụng máy tính, điện thoại nhiều, nhiều người trẻ ngồi 3-4 tiếng ở một tư thế, dẫn đến gia tăng tình trạng đau vai gáy, đau cổ…
“Ngồi một vị trí, làm máy tính lâu một tư thế dẫn đến đau vai gáy, đau cổ gặp rất nhiều. Thay vì ngồi làm việc liên tục 3-4 tiếng, dù công việc bận rộn đến mấy, sau 30 phút – 1 tiếng, mỗi người nên đứng dậy vận động tại chỗ 5-10 phút, sự thay đổi tư thế này không chỉ tốt cho xương khớp, mà cho mắt nghỉ ngơi, cơ thể được thư giãn”, PGS Cường khuyến cáo.
Theo PGS Cường, quan điểm của ông phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì thế, các bệnh đau vai gáy, cơ xương khớp, khi người dân hiểu được yếu tố nguy cơ sẽ có những thay đổi về lối sống, tránh ngồi một tư thế quá lâu sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.
“Hệ vận động hay cơ xương khớp rất ít khi được chú ý cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu của lão hóa, người bệnh mới nhận ra bị các vấn đề cơ xương khớp gây giảm hiệu suất công việc và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống”, PGS Cường nói.
Chuyên gia này cho biết, trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, phục hồi chức năng rất quan trọngtrích dẫn từ Khe web trực tiếp. Với sự phát triển của y học, AI và robot đang được ứng dụng trongđiều trị bệnh cơ xương khớp nói riêng, phục hồi chức năng nói chung.
Theo PGS Cường, các kết quả nghiên cứu của thế giới ứng dụng trí tuệ nhân tạo và robot trong điều trị bệnh cơ xương khớp và phục hồi chức năng đem lại hiệu quả cao, giúp nhanh chóng phục hồi chức năng của cơ thể.
Theo đó, robot giúp phục hồi chức năng có khả năng thu thập các tín hiệu điện cơ tự nhiên từ cơ bắp của bệnh nhân và phân tích chúng. Điều này giúp xác định hoạt động và biểu hiện cảm xúc của cơ bắp, từ đó tăng khả năng chẩn đoán và điều chỉnh trong quá trình phục hồi.
Bên cạnh đó, robot cũng tạo ra tín hiệu phản hồi âm thanh, hình ảnh và rung cơ bắp để hướng dẫn và khích lệ bệnh nhân trong quá trình tập luyện. Tín hiệu phản hồi này giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về hoạt động cơ bắp và thực hiện các động tác một cách chính xác.
Để phòng các bệnh lý xương khớp, PGS Cường khuyến cáo mỗi người có vận động phù hợp, không ngồi lâu một tư thế, nên có khoảng nghỉ ngắn 5-10 phút giữa giờ để cơ thể được vận động, thư giãn…